Xin giới thiệu một số câu đối nhân ngày tết cổ truyền: Đón xuân, đón tết, đón đất nước vươn mình gió lặng trời trong vui mọi nẻo
Mừng Đảng , mừng dân, mừng non sông đổi mới hoa thơm trái ngọt đẹp muôn nhà
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên
**********
Trải nghìn năm văn hiến, đất Thăng Long từng quy tụ nhân tài
Tiếp truyền thống hòa hoa, người Hà Nội luôn mở mang tri thức
**********
Hai mươi tuổi trẻ măng, các cụ cũng gọi thầy nghe mà đỏ mặt;
Sáu chục xuân già cả, con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời
**********
Nhớ thủa rồng lên ngày mới Thăng Long,
Vua Lý dâng hương tiên tổ
Vào mùa én liệng, tiết xuân Hà Nội, Bác Hồ chúc Tết nhân dân.
**********
Ngày xuân kiến tạo bức tranh xuân, vươn tới đỉnh cao Chân - Thiện - Mỹ
Năm mới dựng xây con người mới, chói ngời gương sáng Đức - Tài - Tâm
**********
Già mẫu mực, tâm đức nêu gương, việc đạo việc đời. truyền con cháu
Trẻ xông pha. nhiệt tình phấn đấu, chữ trung, chữ hiếu, học ông bà
**********
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.
**********
Thời bao cấp, nhiều khó khăn nên ông Nguyễn Tài Đại, nguyên trưởng Ty giáo dục Nghệ an làm vế đối vui bằng những cặp từ lái rồi mời bạn hữu đối lại:
-Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo.
Giáo sư Văn như Cương đối :
-Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhoà cả hương, lĩnh lương hưu lưu hương.
**********
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
**********
Ðắp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm
**********
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về
**********
"Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào” (Hồ Xuân Hương)
**********
"Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ)
**********
Tối ba mươi, đón giao thừa, cành trổ lộc.
Sáng mùng một, mừng năm mới, nhánh khai hoa.
**********
Tết đến mai đào khoe sắc, đất nước vào xuân, hội nhập kinh tế tri thức đăng quang.
Xuân về cây trái đơm hương, Tổ quốc ra quân, xây dựng công nghệ thông tin thống lĩnh.
**********
Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc
Đời vui, sức khoẻ, Tết an khang.
**********
Mừng Xuân hỷ xả thêm công đức,
Đón Tết từ bi bớt não phiền.
**********
Đón Xuân mới tới, rước ông Thần Tài vô trong nhà ở mãi,
Tiễn năm cũ qua, đuổi thằng túng thiếu đến chỗ khác chơi luôn.
------------------ Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như: Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển) Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Hay là: Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ) Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà)
Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...
Trước đây ở thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn... các cây thì sai trái.
Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết. Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đờ.
Chẳng hạn như: Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi
(Trần Tế Xương)
Hay: Tối ba mươi khép cánh càn khôn, Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới Sáng mồng một, lỏng theo tạo hóa, Mở toang ra, cho thiếu nữa đón xuân vào
|