Welcome!
Flickr!
Binh chọn cho web
Ý kiến của bạn về trang này:
Tổng số câu trả lời: 978
Lượt truy cập

Tổng cộng đang trực tuyến 1
Khách: 1
Người dùng: 0

Trang chủ » 2010 » Tháng 1 » 02
Để lấy vợ, Manuel đã cố giảm cân đến hơn... hai tạ. Mặc dù đã gầy bớt, chủ rể này vẫn nặng đến 325 kg và phải đến hôn lễ bằng chiếc xe tải đặc biệt.

Đám cưới của người đàn ông nặng nhất

Manuel Uribe, người đàn ông nặng nhất thế giới năm 2006 với 560 kg thể trọng, cũng là người lập kỷ lục về giảm cân theo chế độ ăn uống đặc biệt xuống còn 325 kg trong năm 2008, đã tìm được bạn đời lý tưởng của mình. Claudia Solis, người bạn gái lâu năm, đã quyết định đi đến hôn nhân cùng anh. Đám cưới của họ diễn ra trong "vòng vây" của phóng viên và các nhà nhiếp ảnh.

Manuel Uribe được đưa đến nơi tổ chức hôn lễ bằng một chiếc xe tải đặc biệt. Nhiều người tự hỏi không biết đôi uyên ương này sẽ đi nghỉ tuần trăng mật ở đâu khi chẳng có phương tiện hay khách sạn nào được thiết kế đặc biệt dành cho riêng anh.

Đám cưới trong siêu thị


Christine Shelley và Phil Beynon đã quyết định tổ chức hôn lễ của họ trong siêu thị Cardiff, thuộc vùng Pays de Galles, Pháp, tại gian hàng nơi câu chuyện tình lãng mạn của họ bắt đầu.
Lần lượt từ trái sang phải: bố cô dâu đưa con vào siêu thị, đến gian hàng hai người gặp nhau lần đầu và trao cô dâu cho chú rể.



Đám cưới dưới nước

Lần đầu tiên, một đám cưới dưới nước được tổ chức tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). 16 đôi tình nhân đã cùng kết hôn tại "Thế giới đại dương". Các cô dâu, chú rể vẫn mặc những bộ lễ phục truyền thống, kèm theo thiết bị lặn.

Một cặp cô dâu chú rể người Trung Quốc thực hiện các nghi lễ dưới nước


Tại Việt Nam, nhân ngày lễ tình yêu 14/2/2008, Viettravel cũng tổ chức một đám cưới dưới nước cho 10 cặp uyên ương tại Nha Trang.

Cô dâu chú rể Việt Nam nhảy xuống biển để tổ chức lễ cưới.


Đám cưới trên xích đu

Nhiều người tự hỏi không hiểu đôi uyên ương này muốn tìm cảm giác mạnh như thế nào khi quyết định tổ chức đám cưới trên một chiếc xích đu, được treo lơ lửng trên cao, cách mặt đất chừng vài chục mét. Khách mời đã vô cùng thán phục khi cô dâu và chú rể trao thành công cho nhau nhẫn cưới trong trạng thái không cân bằng.

Đôi uyên ương trao nhau nhẫn cưới và một nụ hôn nồng cháy.


Đám cưới qua Internet

Sống cách nhau quá xa, chàng ở Thượng Hải, nàng ở Brasil, nhưng họ cảm thấy đã tới lúc gắn bó lâu dài với nhau nên đã quyết định tổ chức cưới qua Internet. Nhờ webcam máy tính xách tay của mình, cô dâu đã nói "đồng ý" với chú rể. Bố mẹ cô dâu, chú rể đã có mặt tại tòa thị chính thành phố Sao Paulo, cùng ký vào các tài liệu kết hôn của hai con. Buổi hôn lễ được truyền trực tiếp và chiếu lên một màn hình lớn tại tòa thị chính.

Cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới qua ....... Internet.


Đám cưới trong không gian

Tháng 8/2003, Ekaterina Dmitrieva và Malentchenko tổ chức lễ thành hôn. Vào thời điểm diễn ra lễ cưới, chú rể đang ở cách xa trái đất, cô dâu ở Trung tâm vũ trụ Houston (Texas). Họ cùng nói "đồng ý" thông qua một màn ảnh lớn truyền giữa trung tâm vũ trụ quốc tế và trạm mặt đất.

Hôn lễ của Ekaterina Dmitrieva và Malentchenko được tổ chức ... trong không gian.



Đám cưới trên máy bay

Một cặp tình nhân đã quyết định tổ chức đám cưới trên không. Chú rể Darren McWalters 24 tuổi, cô dâu Katie Hodson 23 tuổi và người chứng hôn là đức cha George Bringham cưỡi trên ba chiếc máy bay được trang trí cầu kỳ. Trên độ cao hơn khoảng 304 m, cha George trên chiếc máy bay dẫn đầu đã làm lễ cho cặp uyên ương hạnh phúc này.
Nguon: xaluan.com
Hiển thị: 536 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)


Lễ Tết ở Swaziland


Đầu năm mới, người Swaziland có lễ Newala - lễ hội quả đầu mùa - kéo dài trong một tháng. Nhân vật chủ yếu trong lễ này là nhà vua, biểu tượng của sự phong phú và thịnh vượng của đất nước Swaziland. Cũng vì vậy mà vua phải có nhiều vợ và tất nhiên là nhiều con. Mỗi lần vua cần tuyển thêm một cung phi, hàng ngàn cô gái đồng trinh ứng tuyển sẽ để ngực trần múa hát cho ông chọn.

Ngoài quan niệm còn trinh là trong trắng, Swaziland còn là một trong những nước có nhiều người mắc bệnh AIDS nên vua phải được bảo vệ tuyệt đối khỏi căn bệnh này. Do diễn ra suốt một tháng, lễ hội năm mới của người Swaziland bao gồm nhiều sự kiện khác nhau như vớt bọt sóng, lấy nước từ những con sông lớn mang về...

Một màn múa trong lễ hội Newala ở Swaziland


Trong ngày cuối cùng của lễ Newala, các chiến binh hát những bản nhạc thiêng liêng, nhảy múa quanh chỗ ở của nhà vua. Nhà vua xuất hiện, gương mặt bôi đen bằng một thứ thuốc, đội một chiếc mũ lông chim màu đen, đeo thắt lưng bạc bằng da khỉ, dùng cỏ xanh phủ quanh người. Trong lúc nhảy múa, nhà vua ăn một phần quả bí đỏ đặc biệt gọi là Luselwa rồi liệng phần còn lại cho các chiến binh. Cuối cùng, người ta đốt lửa lên, ngụ ý đốt cháy những xui xẻo năm cũ.

Lễ hội hóa trang đầu năm mới ở Nam Phi

Người Nam Phi mừng năm mới bằng những hồi chuông nhà thờ đổ vang. Ở Cape Town, ngày mùng Một và mùng Hai tết ngập tràn các lễ hội hóa trang, người người mặc quần áo sặc sỡ, nhảy múa trên đường phố trong tiếng trống vang rền.

Năm mới và lễ hội hóa trang của người Nam Phi


Lễ hội đầu năm mới của người Maya

Người Maya thờ nhiều vị thần. Mỗi năm mới thuộc riêng một vị thần, vì thế đây là dịp để họ làm những tượng thờ mới. Ngõ vào và dụng cụ trong các ngôi đền được sơn màu xanh, vốn là màu thiêng liêng đối với người Maya. Khi mọi việc đã được chuẩn bị xong, vị thần sẽ nhập gia.

Người Maya mừng năm mới vào tháng 7


Trong ngày tết, người Maya cũng thực hiện những thủ tục tống cựu nghinh tân như đập vỡ hết những đồ gốm, bỏ đi chiếu cũ và mặc quần áo mới.

Năm mới của người Bengali

Người Bengali (Ấn Độ) mừng năm mới vào những ngày 13 và 14-4 hàng năm. Họ dùng bột mì làm thành những hình hài trên nền đất trước nhà, giữa hình đặt một lọ bằng đất, trang trí swastika (biểu tượng tôn giáo hình chữ thập ngoặc) sơn hai màu đỏ và trắng, trong lọ đổ đầy nước thiêng, rồi cắm vào đó một nhánh cây xoài có năm nhánh con và một số lá xoài. Chiếc lọ đất trên tượng trưng cho vận may của cả nhà.

Đón chào năm mới ở Bengali


Lễ Diwali mừng năm mới

Lễ này diễn ra tại bang Gujarat vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, là một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Ấn Độ, tượng trưng cho sự chiến thắng của điều thiện trước điều ác. Theo truyền thuyết, lễ hội bắt đầu sau khi Rama quay về vương quốc, trở thành vua, thần dân thắp lên những ngọn đèn nhỏ để chào mừng ông. Trong đêm lễ hội Diwali, tất cả mọi vật đều được trang trí bằng ánh sáng và đèn. Các chai nước nhiều màu sắc được đặt trước những ngọn đèn, tỏa ra những ánh sáng lung linh. Trẻ em được tặng kẹo, kem lạnh và đồ chơi có hình cái nhà, tàu thuyền, người và vật.

Lễ hội Diwali của người Ấn Độ


Năm mới của người H’mông

Với người H’mông, năm mới là thời điểm duy nhất trong năm mà họ không phải làm đồng. Vì thế lễ mừng năm mới của họ mang những sắc thái thật đặc biệt. Các nghi lễ tôn giáo diễn ra vào ngày cuối cùng của năm cũ, gọi là "hnub peb caug”, có nghĩa là ngày ba mươi. Họ làm sạch toàn bộ nhà cửa, đem toàn bộ bụi, đất, bồ hóng ra khỏi nhà và đặt gần một sợi dây thừng cột vào cây thành một chiếc vòng rồi nhảy qua nhảy lại chiếc vòng này. Mục đích của hành động trên nhằm đánh lừa các hồn ma để chúng bỏ đi, không theo quấy nhiễu nữa.


Các cô gái H’mông trong ngày tết


Năm mới với người Tamil

Người Tamil ở vùng Nam Á, nhiều nhất ở Sri Lanka và Ấn Độ. Ngày đầu năm mới, họ dậy rất sớm, quây quần quanh bàn thờ gia tộc để thực hiện nghi lễ tôn giáo đặc biệt, dâng cho thần Ganesha (thần đầu voi) kẹo bánh, hoa trái… Xế chiều ngày hôm đó, họ đến đền thờ để cầu nguyện rồi đi thăm viếng họ hàng, bạn bè và chúc tụng nhau. Quà tết của người Tamil thường gồm có tiền bạc, trái cây, lá trầu và hạt cau. Người được tặng quà thường là những người phát thư, gia nhân, công nhân lao động…

Hiển thị: 580 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)

Hàng nghìn người dân Nga tối qua tập trung tại Quảng Trường Đỏ ở thủ đô Moscow một trong 4 thành phố lớn nhất trên thế giới được đón giao thừa sớm nhất (sau Bắc Kinh của Trung Quốc, Syney của Australia, Akcland của Newzeland) để chào đón năm mới 2010.

Vào thời khắc giao thừa năm 2010, tại Điện Kremlin, nơi tập trung quyền lực cao nhất của nước Nga cũng đã tiến hành gióng những hồi chuông đón chào năm mới trên toà tháp văn hoá Spasskaya.


Những màn trình diễn pháo hoa cũng đã được tiến hành ở nhiều địa điểm đón giao thừa chào năm mới trên khắp lãnh thổ Nga. Theo phân chia múi giờ quốc tế, trên lãnh thổ Nga có tổng cộng 7 địa điểm đón chào thời khắc giao thừa chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

Nhân dịp năm mới truyền hình Nga RT gửi đến toàn thể người dân Nga,bạn bè quốc tế lời chúc một năm mới tràn đầy hạnh phúc.

Các bạn vào đây để xem video nhé!

Hiển thị: 552 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)

Hiển thị: 579 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)

Hiển thị: 542 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)




Hiển thị: 601 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)

Xin giới thiệu một số câu đối nhân ngày tết cổ truyền:

Đón xuân, đón tết, đón đất nước vươn mình gió lặng trời trong vui mọi nẻo

Mừng Đảng , mừng dân, mừng non sông đổi mới hoa thơm trái ngọt đẹp muôn nhà



Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên

**********

Trải nghìn năm văn hiến, đất Thăng Long từng quy tụ nhân tài

Tiếp truyền thống hòa hoa, người Hà Nội luôn mở mang tri thức

**********

Hai mươi tuổi trẻ măng, các cụ cũng gọi thầy nghe mà đỏ mặt;

Sáu chục xuân già cả, con trẻ tự xưng em nghĩ lại tươi đời

**********

Nhớ thủa rồng lên ngày mới Thăng Long,

Vua Lý dâng hương tiên tổ

Vào mùa én liệng, tiết xuân Hà Nội, Bác Hồ chúc Tết nhân dân.

**********

Ngày xuân kiến tạo bức tranh xuân, vươn tới đỉnh cao Chân - Thiện - Mỹ

Năm mới dựng xây con người mới, chói ngời gương sáng Đức - Tài - Tâm

**********

Già mẫu mực, tâm đức nêu gương, việc đạo việc đời. truyền con cháu

Trẻ xông pha. nhiệt tình phấn đấu, chữ trung, chữ hiếu, học ông bà

**********

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết

Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.

**********

Thời bao cấp, nhiều khó khăn nên ông Nguyễn Tài Đại, nguyên trưởng Ty giáo dục Nghệ an làm vế đối vui bằng những cặp từ lái rồi mời bạn hữu đối lại:

-Thầy giáo tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án dán áo.

Giáo sư Văn như Cương đối :

-Nhà trường nhường trà, nhường cả hoa, nhoà cả hương, lĩnh lương hưu lưu hương.

**********

Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,

Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.

**********

Ðắp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,

Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm

**********

Tân niên hạnh phúc bình an tiến

Xuân nhật vinh hoa phú quý lai

Nghĩa là:

Năm mới hạnh phúc bình an đến

Ngày Xuân vinh hoa phú quý về

**********

"Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,

Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào” (Hồ Xuân Hương)

**********

"Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,

Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ)

**********

Tối ba mươi, đón giao thừa, cành trổ lộc.

Sáng mùng một, mừng năm mới, nhánh khai hoa.

**********

Tết đến mai đào khoe sắc, đất nước vào xuân, hội nhập kinh tế tri thức đăng quang.

Xuân về cây trái đơm hương, Tổ quốc ra quân, xây dựng công nghệ thông tin thống lĩnh.

**********

Lộc biếc, mai vàng, xuân hạnh phúc

Đời vui, sức khoẻ, Tết an khang.

**********

Mừng Xuân hỷ xả thêm công đức,

Đón Tết từ bi bớt não phiền.

**********

Đón Xuân mới tới, rước ông Thần Tài vô trong nhà ở mãi,

Tiễn năm cũ qua, đuổi thằng túng thiếu đến chỗ khác chơi luôn.

------------------

Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:
Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)

Hay là:
Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ)
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà)

Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những giải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ...

Trước đây ở thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na... để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn... các cây thì sai trái.

Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết. Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đờ.

Chẳng hạn như:
Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi

(Trần Tế Xương)

Hay:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng theo tạo hóa, Mở toang ra, cho thiếu nữa đón xuân vào

Hiển thị: 563 | Thêm bởi: tamotoji | Date: 2010-01-02 | Ý kiến (0)

Đăng nhập
Dịch trang này
Thời tiết-Vinh
Click for Vinh, Viet Nam Forecast
Tìm trong trang
Lưu ý:Hãy nhập tiếng việt để có kết quả tốt nhất.
Kết quả tìm được chỉ ở trong phạm vi trang web.
Chát nào!
Bài viết theo ngày
«  Tháng 1 2010  »
CNT2T3T4T5T6T7
     12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31
Phân loại bài viết
Picasa web album
Tag 3D

Trang web được xây dựng bởi Văn Long-2025